Những tin đồn Hội nghị Thành Đô

Hiện thời chính phủ Việt Nam và báo chí nhà nước không công bố thông tin chi tiết về Hội nghị Thành Đô, đưa tới những tin đồn, chủ yếu xoay quanh những đồn đoán về sự ảnh hưởng của Trung Quốc vào hậu trường chính trị của Việt Nam.

Trong những lời đồn đó có việc Trung Quốc làm áp lực với phía Việt Nam để Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch phải rời chức vụ. Theo đài RFA, Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang là người từng nhiều lần tiếp xúc với nguyên Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch cho là: "Trung Quốc đưa ra một điều kiện tiên quyết đó là Việt Nam thực tâm muốn bình thường, cải thiện quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì việc đầu tiên là Việt Nam phải loại bỏ Bộ trưởng Thạch..."[1]. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc cũng cho rằng: "Trung Quốc rất ghét Nguyễn Cơ Thạch cho nên nó mới ép phái đoàn của ta tại Thành Đô phải nhận điều đó. Phải gạt bỏ Nguyễn Cơ Thạch thì nó mới bình thường hóa quan hệ."[21] Theo thông tấn xã RFI của Pháp, Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch vì bị Bắc Kinh coi là người cản trở việc bình thường hóa quan hệ Việt - Trung nên phải rút khỏi khỏi Bộ Chính trị năm 1991.[13][22] Tuy nhiên, ngày 29/9/1990, 3 tuần sau Hội nghị Thành Đô, chính Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch được cử đi thực hiện nhiệm vụ quan trọng là gặp gỡ Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ James Baker tại New York, bắt đầu việc đám phán bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ[23]. Ông Vũ Dương Huân, nguyên là Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, khẳng định "Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch là người rất coi trọng nhân tố Trung Quốc, luôn mong muốn sớm bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc... Khoảng 2-3 tháng trước Đại hội VII (6/1991) có rộ lên tin tức là Trung Quốc đang tìm cách hạ bệ ông Thạch vì ông chống Trung Quốc. Nhưng thực tế là ông chủ trì Nghị quyết XIII, mà một trong những nội dung quan trọng là giải quyết vấn đề Campuchia và bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc."[24].

Ngày 2 Tháng 9, 2014, khoảng 20 cựu giới chức quân nhân gửi kiến nghị lên Chủ tịch nước Trương Tấn SangThủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu công bố những ký kết giữa Đảng Cộng sản Việt NamĐảng Cộng sản Trung Quốc mà đến nay vẫn là bí mật. Họ cho rằng những cam kết đó tổn hại đến chủ quyền đất nước.[25] Ký tên trong lá thư ngỏ có Trung tướng Lê Hữu Ðức, Thiếu tướng Trần Minh Ðức, Thiếu tướng Huỳnh Ðắc Hương, Thiếu tướng Lê Duy Mật, Thiếu tướng Bùi Văn Quỳ, và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.[26]

Cuối năm 2014, đài RFA đưa tin rằng Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã đã công bố những chi tiết mà hai cơ quan này gọi là sự thật về “Kỷ Yếu Hội Nghị” với những câu chữ như sau: "Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố gắng hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị vốn lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…. Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.” Đại tá Nguyễn Đăng Quang không tin vào những thông tin này, ông cho rằng: "Hoàn Cầu Thời báo nó tung ra để gây chia rẽ mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam với nhau thôi và gây phân hóa trong người dân Việt Nam với nhau. Hoàn Cầu Thời báo thì nó không phải là cơ quan chính thức của Đảng và nhà nước Trung Hoa cho nên nó đưa như thế ai muốn hiểu thế nào thì hiểu, bản thân cá nhân tôi thì tôi không tin đó là sự thật. Thế nhưng nếu mình im lặng trong chuyện này thì bất lợi cho mình. Phải có một kênh thông tin nào đó để phản bác lại chuyện đó."[27]

Sau đó, Ban Tuyên giáo Trung ương Việt Nam đã có văn bản khẳng định: "Trong hội đàm, trao đổi không hề có vấn đề phía Trung Quốc gây sức ép với ta về nhân sự, không hề có cái gọi là sự thỏa thuận rằng: “Việt Nam sẽ thành khu tự trị thuộc Trung Quốc, giống như Nội Mông, Tân Cương và Quảng Tây vào năm 2020..." Đây là một luận điệu bịa đặt với ý đồ kích động, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và trong các tầng lớp nhân dân”.

Trả lời đài BBC, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói rằng nội dung về "khu tự trị" được lan truyền trên mạng "chắc chắn là không đúng". Ông nói: “Tôi đã đọc hồi ký của đồng chí Trần Quang Cơ (thứ trưởng Ngoại giao) thì chỉ có nói về việc (lãnh đạo hai nước) cãi nhau về việc rút quân ở Campuchia thôi...". Ông cho biết khi ông ký tên vào bản kiến nghị công khai nội dung về hội nghị Thành Đô thì ông cũng không tin vào thông tin phía Trung Quốc đưa ra và được lan truyền trên internet:

“Chúng tôi hỏi là vì chúng tôi muốn lãnh đạo trả lời là hoàn toàn không có (việc chấp nhận làm khu tự trị của Trung Quốc). Đó chỉ là sự bịa đặt để gây nghi ngờ cho người Việt Nam thôi".[28]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội nghị Thành Đô http://english.cpc.people.com.cn/66116/index9.html http://www.idcpc.org.cn/ziliao/tupian/ziliao/tupia... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/12/1512... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://query.nytimes.com/gst/fullpage.html?res=9B0... http://www.nytimes.com/2005/03/01/world/asia/01iht... http://vi.rfi.fr/viet-nam/20141014-ke-tu-hoi-nghi-... http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140906-viet-nam-... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/nguoi-my-da-... http://www.danluan.org/tin-tuc/20120301/bui-tin-ch...